Cách Sài Gòn chưa đầy một tiếng xe hơi, Nhà Dì Sáu mang lại trải nghiệm gần gũi, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế dành cho những ai muốn rời phố thị ngột ngạt để thư giãn, lắng mình trong thiên nhiên và khám phá những nét đặc sắc của miền Tây sông nước.
Kiến trúc Nhà Dì Sáu
Được cải tạo từ một khu đất ngập phèn, quanh năm chỉ có một mùa lúa, Nhà Dì Sáu dần trở thành cái tên quen thuộc với nhiều dân văn phòng Sài Thành trong những năm gần đây. Nằm khiêm tốn trong một con đường nhỏ với hàng rào xanh ngút, Nhà Dì Sáu được ra đời từ tâm huyết và ước mơ được mang đến những trải nghiệm miền Tây “chất và thật” nhất đến với du khách.

Ấn tượng đọng lại với nhiều du khách khi đến đây chính là sự trù phú của một hệ sinh thái thu nhỏ miền Tây Nam Bộ trong khuôn viên 3 hecta: vườn trái cây, cầu khỉ, con sông nhỏ, những khu nhà nghỉ ngơi rợp bóng mát…
Nhà Dì Sáu
Nhà Dì Sáu hướng đến cách làm du lịch và trải nghiệm một cách văn minh, thân thiện với môi trường. Trong không gian thoáng đãng, xanh tươi và tự nhiên, bạn sẽ cảm nhận rõ nét từng mùi hương của cây cỏ, phù sa, hay những “mùi quê” gần gũi nhưng rất khó gọi thành tên. Để đảm bảo sự sự gũi với thiên nhiên, Nhà Dì Sáu không sử dụng máy điều hòa các và đồ nhựa hay đồ sử dụng một lần. Các vật dụng thiên nhiên từ gỗ, mây, lá… được tận dụng tối đa để tạo cảm giác dễ chịu.

Cảnh quan sinh thái tự nhiên đúng chất miền Tây vẫn luôn được gìn giữ cẩn thận trong từng góc không gian nhỏ của Nhà Dì Sáu. Ông Nguyễn Thanh Huy, Giám Đốc Nhà Dì Sáu, chia sẻ: “Với mục tiêu phát triển xanh bền vững và mang trải nghiệm thực tế về cuộc sống người dân miền Tây, chúng tôi chỉ xây dựng 18 phòng (bằng tường) và 6 phòng (bằng lá) với sức chứa tối đa 50 khách. Kiến trúc Nhà Dì Sáu mô phỏng những ngôi nhà của người miền Tây từ cổ điển cho đến hiện đại, chú trọng trong từng đồ dùng nhỏ nhất để khách lưu trú có thể cảm nhận miền Tây thân thuộc và rõ nét qua từng chiếc giường ngủ, gương soi, đồng hồ quả lắc, máy casettle bằng bang từ, bàn đá hoa cương, đèn ngủ…”

Bên cạnh đó, Nhà Dì Sáu còn đầu tư xây dựng không gian sảnh rộng 300 mét vuông để trưng bày các nông cụ như sa quạt lúa, bồ tuốt lúa, gánh, gióng, thang, cối xay bột để khách có thể tìm hiểu thêm về nếp sống, sinh hoạt và lao động của người miền Tây.

Ẩm thực “trứ danh” của Nhà Dì Sáu